Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Vết cắn côn trùng và cách điều trị thích hợp

Có rất nhiều những loại côn trùng nhỏ bé xung quanh ta, tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của con người.
Hãy cùng Hiểu Về Làn Da tìm hiểu xem đó là những loại côn trùng nào và cách điều trị khi bị côn trùng đốt, cắn ra sao nhé.


 1. Muỗi
Muỗi có mặt ở khắp nơi từ vùng ôn đới đến nhiệt đới. Chúng là trung gian truyền bệnh sốt rét, sốt vàng da và một số loại bệnh như viêm não, sốt xuất huyết, bệnh giun chỉ. Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.

Một số loại muỗi gây bệnh phổ biến ở Việt Nam:

Giống muỗi Anopheles: Trên cánh muỗi có các vẩy đen trắng, muỗi đậu chếch một góc 45o so với giá thể, thường  truyền bệnh sốt rét cho con người.


 Giống muỗi Culex: Muỗi trưởng thành đậu song song với mặt tường, có màu nâu đậm hoặc nâu nhạt, gân cánh một màu, sống ở các đô thị nơi mà hệ thống thoát nước và vệ sinh không được bảo đảm, thường truyền bệnh giun chỉ và viêm não Nhật Bản.


Giống muỗi Mansonia: Toàn bộ muỗi có phủ các vẩy màu nâu sẫm và màu nâu nhạt, gặp nhiều nơi ao hồ có cây thuỷ sinh và nơi nuôi nhiều gia súc, thường truyền bệnh giun chỉ Brugia.


Giống muỗi Aedes: Kích thước trung bình, thường có màu đen điểm nhiều vảy trắng nên được gọi là muỗi vằn. Vòi muỗi có các vảy đen trắng. Chúng thường sống ở các thành phố có khí hậu nhiệt đới, giống muỗi này truyền rất nhiều loài bệnh: sốt xuất huyết, giun chỉ, viêm não, sốt vàng da.


2.  Kiến
Kiến là loại côn trùng thường hay xuất hiện trong nhà, kể cả ở thành thị hay nông thôn, khi bị kiến cắn, ở vùng tiếp xúc với da gây cảm giác đau và ngứa. Tuy nhiên, với một số loại kiến nguy hiểm như kiến lửa, kiến ba khoang sẽ gây ra bệnh viêm da. Nọc độc của một số loài kiến lửa có thể gây chóng mặt, hoa mắt, thở gấp, sốc.


Kiến lửa khi cắn gây ra những vết sưng đỏ và mụn mủ, nhưng 5% số trường hợp bị loài côn trùng này đốt đã dẫn đến tử vong.

  Kiến ba khoang thường tiết ra chất dịch có thể làm tổn thương da người nếu tiếp xúc với dịch này. Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay. Hình dạng vết thương có dạng dát đỏ, thành đám, vệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.


3.     Ong
   Đa phần các loại ong đều có nọc độc, nhưng tùy theo lại mà ít hay nhiều. Khi bị ong chích, thường sẽ có cảm giác nhức nhối, vết chích bị sưng phù lên. Ở một số trẻ em có thể bị nôn ói, tăng nhịp tim, khó thở, sưng phù, nếu gặp loại ong như ong vò vẽ, ong đất có thể nguy hiểm đến tính mạng.

  

4.     Bọ chét, rận, ve chó 
   Những loại côn trùng như bọ chét, rận, ve chó rất nhỏ, mắt thường khó thấy được. Chúng thường trú ngụ trong cơ thể vật nuôi, khi vực nhiều bụi bẩn, bụi rậm. Khi bị những loại này cắn thường gây ngứa, nổi hạt lên, mẩn đỏ, sưng, có người còn bị sốt và mẩn đỏ khắp người.



 5.    Nhện
   Các loại nhện ở Việt Nam thường không độc chết người như ở Nam Mỹ nhưng chúng cũng làm cho da bị đỏ, sưng phồng và đau nhức. Đôi khi sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt, sốt nhưng không gây nguy hiểm. Ở vết thương khi nhìn kỹ thường có 2 lỗ của răng nhện, đỏ ở vùng xung quanh



 6.     Rệp giường
   Rệp giường có thể cắn người và hút máu vào bất cứ lúc nào, cả ngày lẫn đêm nếu có điều kiện. Rệp có màu nâu như màu của loài gián nhưng nhạt hơn, cơ thể dẹt và nhỏ. Chúng thường cư trú ở các khe giường, tủ, ghế hoặc dưới các lớp đệm mút ở những nơi tối tắm, vệ sinh không kỹ hoặc một số gia đình sử dụng giường gỗ, chiếu gỗ có những khe nhỏ cho chúng phát triển.


  Khi bị cắn, da sẽ ngứa và nổi mẩn đỏ như muỗi cắn, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây nhiễm trùng da.


 7.     Bọ xít hút máu
   Dạo gần đây bọ xít hút máu đang là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh vì chúng xuất hiện trong nhà. Chúng khác với bọ xít thường, có màu nâu sẫm, dài từ 1 đến 3,5 cm tùy thuộc vào còn non hay trưởng thành. Phần bụng của bọ xít hút máu dẹp, có sọc vàng cam ở rìa thân. Chúng thường sống ở nơi ẩm thấp, bẩn, tối tăm như trong các hốc tủ, kẹt cửa….


 Thông thường, bọ xít hút máu không gây quá nhiều nguy hiểm cho người bị đốt, chủ yếu là nổi nốt ngứa sau vài ngày thì lặn mất. Tuy nhiên, hy hữu vài trường hợp nạn nhân bị đốt thấy đau dữ dội, buồn nôn, ớn lạnh, sau đó sốc phản vệ và có thể dẫn tới tử vong.

Dấu hiệu thường gặp khi bị côn trùng cắn:
   Phần da bị côn trùng cắn thường chuyển thành màu hồng nhạt hoặc đỏ, nổi mềm và ngứa. Tùy vào cơ thể mỗi người mà vết sưng xuất hiện ngay lập tức hoặc mất đến một ngày sau mới xuất hiện. Nếu làn da bị nhạy cảm, diện tích ngứa sẽ lớn hơn nhiều.


 Cơ thể con người khi có phản ứng trầm trọng với vết côn trùng cắn có thể gây ra sưng họng, phát ban nặng và thở khò khè. Tình trạng này rất nguy hiểm và cần được đưa đi điều trị ngay lập tức.
   Những triệu chứng khi bị côn trùng truyền bệnh nguy hiểm: sốt, đau đầu, buồn nôn, cơ thể bị đau nhức, phát ban, hôn mê, sưng hạch, nhạy cảm với ánh sáng.

Cách điều trị khi bị côn trùng cắn

   Khi bị côn tùng cắn, bạn cần nhanh chóng lấy ngòi độc ra (nếu có). Để giảm ngứa, sưng hay nổi mẩn đỏ có thể làm lạnh vùng da bằng cách chườm nước đá được quấn trong khăn hoặc vải mỏng trong khoảng 10 phút, nghỉ 10 phút rồi lặp lại quy trình đó.
Mẹo dân gian thường dùng kem đánh răng, dầu xanh, muối trộn với ít nước sền sệt thoa lên vết thương làm dịu đi vết côn trùng cắn.
Hiện nay, kem mật ong Manuka 18+ được nhiều người trên thế giới tin dùng bởi công dụng vượt trội trong việc xoa dịu vết ngứa, làm lành vết thương nhanh chóng mà không có tác dụng phụ. Bạn chỉ cần thoa một ít kem lên trên bề mặt da bị côn trùng cắn. Sau 4-5 lần, da bạn hoàn toàn không còn sưng tấy, vết thương dần dần được phục hồi, đặc biệt không để lại sẹo, thâm.

   Kem mật ong Manuka 18+ có công dụng xoa dịu và làm lành vết thương nhanh chóng bởi trong thành phần có chứa mật ong Manuka nguyên chất với hoạt tính kháng khuẩn cao 18+. Mật ong Manuka trong kem có những enzyme kháng khuẩn có thể loại bỏ hydrogen peroxide,  giúp hạn chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và được dùng để chữa các chứng nhiễm khuẩn bên trong và bên ngoài. Vì vậy, vùng da đang bị thương tổn sẽ nhanh chóng được xoa dịu và làm lành nhanh.


Trên thực tế, khi bị côn trùng cắn kem mật ong Manuka 18+ hoàn toàn có thể thay thế dầu gió để xoa dịu vết thương tức thì, làm lành chúng. Đối với những bạn có làn da mỏng, nhạy cảm khi thoa dầu gió lên trục tiếp vết thương sẽ có cảm giác nóng rát, rộp da, khó chịu, đỏ các vùng da xung quanh vết thương.
Nếu vết thương vẫn không có triệu chứng giảm đi hoặc bạn có hiện tượng sốt, nhức đầu, nôn mửa… nên đến bệnh viện chuyên khoa để được điều trị tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét